Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ thông tin

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc thực tế, kỹ năng hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn lớn về lĩnh vực CNTT.

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

  • Tốt nghiệp THPT: Thời gian đào tạo 3-4 năm.
  • Tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành, Cao đẳng, Đại học khác ngành: 2-2,5 năm.
  • Tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành: 1,5-2 năm.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Khối kiến thức đại cương

Trang bị cho sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

  • Khối kiến thức cơ sở ngành

Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng chung nhất về Công nghệ thông tin như: kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, đồ họa máy tính,…. để sinh viên sau đó có thể học tập các kiến thức chuyên ngành và tạo kiến thức nền tảng chung để làm việc trong lĩnh vực CNTT.

  • Khối kiến thức chuyên ngành

Trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu, gia công phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức chuyên sâu về An toàn thông tin; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

NHU CẦU NHÂN LỰC

Trong năm 2022, Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Dự báo trong những năm tới con số này tiếp tục còn tăng khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nhân lực về công nghệ thông tin ngày càng cao nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong mọi ngành nghề.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

  • Chuyên viên lập trình: Phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính tại các cơ quan doanh nghiệp cung cấp giải pháp tích hợp.
  • Lập trình viên: Trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin,… tại các doanh nghiệp phát triển phần mềm.
  • Chuyên gia quản lý: Quản lý, kinh doanh và điều phối các dự án CNTT tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.
  • Chuyên viên kỹ thuật: Kỹ thuật phần mềm cao cấp nền tảng dữ liệu tại các bộ phận quản trị, bộ phận công nghệ thông tin các cơ quan doanh nghiệp.
Chia sẻ: